Thủ công nghiệp nhân dân Thủ công nghiệp Việt Nam thời Nguyễn

Các ngành nghề thủ công truyền thống tại nông thôn vẫn tiếp tục phát triển với số người làm nghề ngày càng tăng[3]. Những nghề như gốm, sành sứ, dệt vải, lụa, làm giấy, làm vàng bạc, làm đường ăn, làm nón… phát triển ở khắp nơi.

Đặc biệt, nghề làm pháo có từ trước, thời kỳ này phát triển mạnh, với những làng nghề chuyên sản xuất các loại pháo lớn, nhỏ tại Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bình Đà (Hà Nội).

Sự phát triển của nghề in bản gỗ tạo cơ sở cho nghề làm tranh dân gian tiếp tục phát triển như làng Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội). Tuy nhiên, nghề làm đồng hồ có từ thế kỷ 18 lại không còn[3].

Dù thủ công nghiệp khá phát triển nhưng phương thức sản xuất so với các thời trước nhìn chung không thay đổi. Các làng thủ công vẫn gắn liền với nghề nông như xưa, không hình thành các phường hội có quy chế hoạt động như ở Tây Âu.

Nhà Nguyễn không có chính sách khuyến khích phát triển thủ công nghiệp nhân dân. Triều đình giành độc quyền mua các loại gấm vóc, lụa là. Người thợ thủ công vừa phải đóng thuế thân vừa phải nộp thuế sản phẩm[3].